Tại sao gà lại đá nhau và cách hạn chế tình trạng này

Lý giải nguyên nhân tại sao gà lại đá nhau hoặc mổ nhau gây các vết thương nghiêm trọng. Chia sẻ cách khắc phục các tình trạng cắn mổ ở gà, cách xử lý nhanh chóng. Một số cách để hạn chế và ngăn chặn tình trạng này xảy ra cũng được chia sẻ chi tiết tại đây.

Nguyên nhân tại sao gà lại đá nhau?

Tại sao gà lại đá nhau hoặc cắn mổ gây nhiều vết thương sâu? Hiện tượng gà cắn nhau thường xuyên xảy ra nhiều trại gà lớn, là vấn đề khiến nhiều chủ trại đau đầu. Những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này được tổng hợp như sau.

Do tập tính

Một số loài gà có tập tính khá hung hăng và một số tập tình khác, dẫn đến hiện tượng cắn mổ lẫn nhau, cụ thể:

  • Bản năng của gà: Trong một đàn gà quá đông và số lượng thức ăn hoặc nước uống không đủ thì bản năng của gà sẽ là tranh giành. Do đó, chúng sẽ đánh nhau hoặc mổ nhau để tranh giành được nhiều lợi ích hơn.
  • Thích đồ tanh: Nhiều loại gà yêu thích những loại thức ăn có mùi tanh như giun, dế, thịt bò, lợn,… Do đó, nếu các loại thức ăn này được chuẩn bị quá ít thì trong đàn cũng có tình trạng đánh nhau để tranh giành.
  • Thời tiết: Trong thời tiết nóng nực, gà dễ bị ảnh hưởng và dễ đánh nhau để giải tỏa cảm xúc, stress trong lòng.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc đánh nhau là do tập tính
Nguyên nhân chính dẫn đến việc đánh nhau là do tập tính

Quy trình chăn nuôi

Quy trình chăn nuôi không phù hợp cũng là nguyên nhân giải thích hiện tượng tại sao gà lại đá nhau, cụ thể:

  • Thiếu chất dinh dưỡng: Nếu thức ăn của gà không chứa đủ dinh dưỡng, những con lớn trong đàn có thể đánh nhau. Chúng sẽ mổ lông nhau để tìm kiếm thức ăn bị thiếu.
  • Mật độ nuôi: Mật độ nuôi không phù hợp dẫn đến chuồng quá đông cũng là một trong những nguyên nhân lớn. Gà có quá ít không gian để sinh hoạt hoặc thiếu đồ ăn sẽ tìm cách tấn công những con yếu hơn.
  • Môi trường chưa vệ sinh: Việc vệ sinh môi trường sống xung quanh chưa được sạch sẽ khiến gà bị stress. Chúng cũng có thể đánh nhau để giải tỏa và chiếm các không gian sinh hoạt thoải mái hơn.

Biểu hiện thường gặp trước khi gà đánh nhau

Như đã đề cập ở trên, các nguyên nhân chính dẫn đến việc tại sao gà lại đá nhau thường là do tập tính và bị tác động thêm bởi các yếu tố khác trong quy trình nuôi. Vì vậy, chủ trại gà có thể quan sát một số biểu hiện trước hoặc trong khi gà đá nhau như sau.

  • Gà thường bắt đầu bằng việc một số con lớn trong đàn cắn mổ lông những con nhỏ hơn. Các bộ phận dễ nhận biết nhất là mổ chân, mổ mào, đuôi hoặc mổ hậu môn.
  • Nếu gà có vết thương ở cơ thể và dẫn đến hiện tượng chảy máu thì đây sẽ là biểu hiện rõ nhất và dễ nhận biết nhất.
  • Các thời điểm nhiệt độ trong chuồng trăng cao vào mùa hè (từ 10h đến 15h) thì hiện tượng đá nhau có thể xảy ra. Hãy theo dõi tình hình chuồng nuôi trong khoảng thời gian này.
  • Trong trường hợp gà đá nhau do mật độ nuôi quá cao thì việc này có thể diễn ra cả ngày. Bạn hãy chú ý quan sát chuồng nuôi để biết được nguyên nhân, sau đó tìm cách khắc phục.

Cách khắc phục hiện tượng gà đá nhau

Sau khi biết được nguyên nhân tại sao gà lại đá nhau, người chăn nuôi hãy tham khảo một số cách khắc phục hiện tượng gà đá nhau hiệu quả như sau.

  • Nên tách đàn những con gà đang bị thương ngay để chúng được chăm sóc tốt hơn, đồng thời có thời gian để hồi phục.
  • Cân nhắc và tìm hiểu chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đá nhau ở gà. Hiện tượng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân, chủ trại gà cần giải quyết triệt để, tùy theo lý do khiến gà đánh nhau.
  • Đối với các chuồng trại gà đá, việc nuôi nhốt chung những con gà to cũng có thể dẫn đến hiện tượng đá nhau. Do đó, cách tốt nhất là nuôi tách đàn và mỗi con gà trưởng thành sẽ được nuôi nhốt trong lồng riêng.
Tìm hiểu cách khắc phục hiện tượng gà đá nhau hiệu quả
Tìm hiểu cách khắc phục hiện tượng gà đá nhau hiệu quả

Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng đá nhau ở gà

Sau khi biết được các nguyên nhân tại sao gà lại đá nhau thì bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau để ngăn ngừa hiện tượng này, cụ thể:

  • Luôn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khử khuẩn bằng vôi bột thường xuyên để đảm bảo môi trường sống sạch cho gà.
  • Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp với kích thước và tuổi của gà trong đàn. Khi gà ít tháng tuổi, mật độ nuôi vào mùa đông có thể cao hơn để giữ ấm. Tuy nhiên, khi gà lớn và kích thước tăng thì nên tách đàn để chúng có thêm không gian sinh hoạt.
  • Cung cấp đầy đủ các loại thức ăn, thường xuyên quan sát các dụng cụ cho ăn xem đồ ăn có bị thiếu hay không.
  • Bổ sung đa dạng các nguồn dinh dưỡng để gà không bị thiếu chất, không đói và thèm đồ tanh.
Một số biện pháp ngăn ngừa hiện tượng đá nhau ở gà
Một số biện pháp ngăn ngừa hiện tượng đá nhau ở gà

Nguyên nhân tại sao gà lại đá nhau, các biểu hiện thường gặp đã được chia sẻ chi tiết ở trên. Hãy tìm hiểu chi tiết những thông tin này để tìm được cách khắc phục phù hợp. Người chăn nuôi cần chú ý các vấn đề vệ sinh chuồng trại, thay đổi mật độ nuôi phù hợp và cung cấp đầy đủ thức ăn để hạn chế hiện tượng gà đá nhau.